“Chú không biết mô, ngày đó cái làng biển ni còn nghèo lắm. Đầu tắt, mặt tối quanh năm mà chẳng đủ ăn. Hòa bình rồi nhưng có người bi quan không biết khi mô mới cất mặt lên nổi…”. Sau cái chạm cốc, nhấp ngụm rượu đế cay nồng, lão ngư Phạm Phong Hoa, 65 tuổi khề khà kể cho tôi nghe chuyện “mần ăn” của mình…
“Một tấc không đi, một ly không dời”
Ông Phạm Phong Hoa sinh ra và lớn lên ở xã miền biển Nhân Trạch giàu tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng. Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, Phạm Phong Hoa đã tình nguyện gia nhập Trung đội Trực chiến 12 ly 7 xã Nhân Trạch.
Với khẩu hiểu hành động “Một tấc không đi, một ly không dời”, Trung đội Trực chiến 12 ly 7 của ông Hoa đã canh giữ, bảo vệ toàn vẹn vùng biển, vùng trời của xã và đánh trả máy bay giặc khi chúng đánh phá, góp phần cùng cả huyện, cả tỉnh, cả nước đánh thắng giặc Mỹ.
Chính những ngày cùng sát cánh bên nhau chiến đấu ở chiến trường, ông Hoa đã gặp bà Phạm Thị Đảo, người cùng xã và trở thành chồng vợ. Năm 1975, khi hòa bình lập lại, vợ chồng ông Hoa trở về sinh sống và gắn bó với nghề đi biển ở thôn Dinh, xã Nhân Trạch quê mình.
Với uy tín của một người lính và kinh nghiệm của một ngư dân nhiều năm đi biển, ông Hoa đã được bà con trong xã bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Lý Nhân Nam chuyên đánh cá, chế biến thủy hải sản và trồng cây lâm nghiệp trên cát.
“Ở cái làng biển ni, trong chiến tranh, người ta ai cũng quả cảm lắm. Nhưng khi hòa bình rồi, đối mặt với nỗi lo cơ áo, gạo tiền, thì nhiều người còn bi quan. Ngay cả trong Hợp tác xã của tui, có người đạn bom không ngán, nhưng khi mần ăn gặp khó khăn thì lại ngán ngẩm tính chuyện bỏ xứ mà đi…”. Ông Hoa làm Chủ nhiệm trong những tháng ngày khó khăn chồng chất như thế, nhưng với cương vị Chủ nhiệm, ông đã thuyết phục, vận động được toàn bộ xã viên và bà con làng biển của mình “Một tấc không đi, một ly không dời”, bám biển, bám làng xây dựng cuộc sống mới từ trong hoang tàn, đổ nát…
Mở hướng đi mới cho làng biển
Đang là Chủ nhiệm Hợp tác xã, với bản lĩnh của một người lính và tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của một ngư dân làng biển, ông Hoa bàn với vợ tự mình đứng ra mua thuyền đánh cá riêng để đi biển. Và đây chính là chiếc thuyền tư nhân đầu tiên ở Nhân Trạch lúc đó. Vốn có kinh nghiệm trong nghề và hiểu nằm lòng những ngư trường có trữ lượng thủy sản lớn, chiếc thuyền đánh cá của ông Hoa đã thu được hiệu quả kinh tế thấy rõ từ những chuyến ra khơi.
Tích cóp, dành dụm được một ít vốn liếng, đến năm 1990, ông Hoa đầu tư 70 triệu đồng mua 1 chiếc tàu có công suất lớn hơn để đi biển. Đến nay, gia đình ông đã sở hữu 2 chiếc tàu đánh cá, 1 chiếc có công suất 33 CV, một chiếc công suất 24 CV, giải quyết việc làm cho 12 lao động trong xã, với thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/người/năm… Trừ các khoản chi phí, hàng năm, mỗi tàu đánh cá mang về cho gia đình ông Hoa trên 200 triệu đồng…
Thấy tàu thuyền đánh cá của ông Hoa ngày càng ăn nên làm ra, ngư dân làng biển Nhân Trạch cũng đã mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm nhiều tàu thuyền suất lớn để đi biển. Toàn xã hiện có 291 tàu thuyền, trong đó thuyền lắp máy trên 40 CV có 9 chiếc, thuyền lắp máy từ 20-40 CV có 101 chiếc… Hàng năm, nghề đi biển đưa về nguồn thu hàng tỷ đồng.
Tích cóp, dành dụm được một ít vốn liếng, đến năm 1990, ông Hoa đầu tư 70 triệu đồng mua 1 chiếc tàu có công suất lớn hơn để đi biển. Đến nay, gia đình ông đã sở hữu 2 chiếc tàu đánh cá, 1 chiếc có công suất 33 CV, một chiếc công suất 24 CV, giải quyết việc làm cho 12 lao động trong xã, với thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/người/năm… Trừ các khoản chi phí, hàng năm, mỗi tàu đánh cá mang về cho gia đình ông Hoa trên 200 triệu đồng…
Thấy tàu thuyền đánh cá của ông Hoa ngày càng ăn nên làm ra, ngư dân làng biển Nhân Trạch cũng đã mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm nhiều tàu thuyền suất lớn để đi biển. Toàn xã hiện có 291 tàu thuyền, trong đó thuyền lắp máy trên 40 CV có 9 chiếc, thuyền lắp máy từ 20-40 CV có 101 chiếc… Hàng năm, nghề đi biển đưa về nguồn thu hàng tỷ đồng.
“Thợ làng” vươn ra “biển lớn”
Nhân Trạch là một xã vùng biển bãi ngang có số lượng tàu thuyền đi biển nhiều. Trước đây, do thiếu các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá, mỗi khi tàu thuyền bị hư hỏng, ngư dân phải đưa đi xa để sửa chữa, gây tốn kém công sức, tiền của. Nhận thấy nhu cầu bức thiết về sửa chữa tàu thuyền đánh cá của bà con ngư dân trong xã rất lớn, năm 1991, ông Hoa đã thành lập cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, đóng tại cửa lạch của xã. Gia đình ông đã đầu tư 300 triệu đồng mua sắm các loại máy móc hiện đại, như máy tiện, máy hàn, máy cưa… Hàng năm, trừ các khoản chi phí, cơ sở sửa chữa tàu thuyền đưa về cho gia đình ông Hoa trên 400 triệu đồng…
Không chỉ tạo công ăn việc làm thường xuyên cho từ 4 – 5 lao động trong gia đình, cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền của ông Phạm Phong Hoa đã đào tạo các nghề gò, hàn, gia công cơ khí và nâng cao tay nghề cho trên 30 lao động ở Nhân Trạch, họ đều khẳng định được tay nghề và có thu nhập cao khi đi làm việc tại Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan…
“Thợ của tui không được học nhiều về lý thuyết, nhưng tay nghề ai cũng vững và có thể đảm nhận được các khâu sửa chữa tàu thuyền. Từ cái “lò” này, nhiều đứa đã “nên cơm, nên cháo” đó chú…” ông Hoa tự hào khoe.
Từ ngoài xa nhìn vào, làng Nhân Trạch như một doi cát nhỏ nhoi, mỏng manh nhô ra phía biển. Mới cách đây mấy tháng thôi, nhiều gia đình ở đây phải “khóc đứng, khóc ngồi” khi nhà cửa bị hà bá “nuốt chửng”. Nhưng người Nhân Trạch vẫn quyết tâm bám biển, bám làng để dựng xây cuộc sống mới. Bởi vì, ở đây, có những con người bất khuất, kiên cường chưa bao giờ chịu đầu hàng trước thất bại và đói nghèo, như thương binh Phạm Phong Hoa…
TS0412
Hiện nay tổng trữ lượng hải sản biển của nước ta ước khoảng 5,1 triệu tấn, tương ứng với khả năng khai thác cho phép khoảng 2,1 triệu tấn. Trong khi đó, năng lực đánh bắt của cả nước lên đến 2,27 triệu tấn/năm, vượt quá giới hạn khai thác bền vững.
Vấn nạn khai thác cạn kiệt
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay, khoảng 80% tàu thuyền tập trung khai thác ở vùng nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Hiện tại, sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu lớn hơn 50m ước tính đạt khoảng 0,6 triệu tấn/năm trong khi sản lượng khai thác ven bờ đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác thuỷ sản tăng từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, tốc độ tăng bình quân 6,2%/năm; tổng công suất máy tàu tăng nhanh với tốc độ 7,1%/năm. Nhóm tàu dưới 20 CV tăng khá nhanh, đạt tốc độ 7,7%/năm, điều này càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ. Trong khi tổng sản lượng khai thác chỉ tăng 3,8%/năm. Số liệu tàu thuyền và tổng công suất tăng nhanh, nhưng tổng sản lượng khai thác tăng chậm. Điều đó làm cho nguồn lợi thuỷ sản không tái tạo kịp bởi tốc độ khai thác quá lớn dẫn tới việc suy giảm nguồn lợi. Một số đối tượng thủy sản bị khai thác quá mức đã giảm đi đáng kể hoặc hầu như cạn kiệt.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi thuỷ sản bị khai thác quá mức, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là phương thức khai thác hủy diệt. Nhiều tàu thuyền của ngư dân dùng phương pháp khai thác có tính chất hủy diệt như dùng nguồn điện cao áp từ 1.000W – 1.500W cho đèn pha sáng dưới mặt nước, sử dụng xung điện, chất nổ trong hoạt động đánh bắt thủy hải sản… số lượng tàu thuyền đánh bắt trong vùng cấm; sử dụng ngư cụ có mắt lưới nhỏ, khai thác vào mùa thủy sản sinh sản… Điều này khiến nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, việc xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Giải pháp cấp thiết
Trước tình trạng khai thác thuỷ sản đã vượt quá giới hạn khai thác bền vững, công tác bảo vệ và gia tăng nguồn lợi thuỷ sản càng trở nên bức thiết. Theo Tổng cục Thủy sản, các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiện nay nhằm vào việc: Quản lý và kiểm soát cường lực đánh bắt; thiết lập các khu bảo tồn; tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản…
Đối với những vùng có nguy cơ cạn kiệt, sẽ quy định tạm ngừng khai thác. Khu vực cấm khai thác được xác định thông qua nghiên cứu phân bố của trứng cá và cá non trong vùng biển nghiên cứu, có thể là vùng sinh sản hoặc vùng ương nuôi của các loài hải sản.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám nhấn mạnh, để nghề khai thác thuỷ sản phát triển bền vững cần đẩy mạnh công tác ngư trường và dự báo ngư trường, các thông tin nghề cá giúp ngư dân khai thác có hiệu quả tránh tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã thực hiện phân tuyến, phân vùng đánh bắt trên các vùng biển, các vùng biển nội địa. Đến nay đã có 80% tổng số tàu cá lắp máy công suất từ 20CV trở lên được cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, hoạt động bảo tồn thủy sản trong 5 năm qua đã thu hiệu quả. Việc thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên cũng góp phần làm tăng mật độ quần thể của các giống thủy sản đã bị khai thác quá giới hạn cho phép. Hoạt động này đã trở thành phong trào mạnh mẽ của Hội Nghề cá Việt Nam và nhiều địa phương trên cả nước.
PV.
Các nhà khoa học trên thế giới đang hướng đến một nguồn năng lượng thay thế với tiềm năng vô hạn ở đại dương, năng lượng sóng biển.
Tiềm năng lớn
Trong số các nguồn năng lượng tái sinh, năng lượng sóng biển chưa được tận dụng nhiều, mặc dù người ta đều biết hiệu suất chuyển hóa thành điện của nguồn năng lượng này là cao nhất. Năng lượng điện từ sóng biển đã được thử nghiệm nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được thành công. Đến nay, khi khoa học công nghệ phát triển và thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề biến đổi khí hậu gây ra thì các nhà khoa học tin tưởng rằng có thể hoàn toàn thay đổi được điều này.
Giáo sư Annette von Jouanne thuộc Đại học Oregon, Mỹ cho biết, các đại dương có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp năng lượng cho cả thế giới. Nếu 0,2% tiềm năng của biển được khai thác để sản xuất điện, nó có thể sản xuất đủ năng lượng để cung cấp cho toàn thế giới.
Mô hình thiết bị chuyển hóa sóng biển thành điện năng (Nguồn: Oregon State University)
Đạt hiệu suất 99% từ thiết bị mới
Mới đây, các nhà khoa học tại Học viện Không quân Mỹ (USAFA) đã hoàn thành một thí nghiệm quy mô lớn về việc vận hành một thiết bị chuyển hóa năng lượng sóng biển thành điện năng. Những kết quả bước đầu đã cho thấy hoàn toàn có khả năng chế tạo được một cỗ máy với hiệu suất chưa từng có.
Quá trình thử nghiệm thiết bị chuyển hóa năng lượng đã chứng minh sự hợp lý của cơ cấu và khả năng đạt được hiệu suất 99%, tính trên mô hình máy tính. Thực tế, thiết bị có khả năng thu nhận năng lượng, dập tắt sóng biển và chuyển gần như hoàn toàn năng lượng đó thành điện năng.
Dự án triển khai công nghệ chuyển hóa sóng biển đã khởi động từ năm 2008. Lần đầu tiên trên thế giới, một thiết bị chuyển hóa hoạt động trong tình trạng nhúng chìm dưới mặt nước đã được thử nghiệm với quy mô 1:300 so với quy mô của thiết bị công nghiệp tương lai. Hiện nay USAFA đã thử nghiệm một thiết bị liên hoàn, quy mô 1:10 so với thiết bị công nghiệp sau này. Đây là bước cuối cùng trước khi một cỗ máy hoàn chỉnh đúng với kích thước thực được xây dựng ngoài biển.
Tiềm năng điện sóng biển ở Việt Nam: Các kết quả tính toán cho thấy, năng lượng sóng dọc dải ven bờ của Việt Nam rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m, mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Vịnh Gành Rái ở Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km, tiềm năng GWh, hiệu suất GWh/km để xây dựng nhà máy thủy điện, thủy triều..
TS 2311
Hiện, trên địa bàn Đồn Biên phòng Quỳnh Phương phụ trách chưa có âu trú bão, trong khi dòng sông Hoàng Mai chảy ra cửa biển bị cầu đường bộ Đền Cờn chắn ngang, tàu thuyền công suất lớn không thể vào sâu trong sông neo đậu tránh gió. Bão về, ngư dân các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An phải “mang” tàu đi “tránh bão nhờ” ở những nơi khác. Sự bất cập này đã tồn tại nhiều năm nay, gây khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện của ngư dân, hạn chế sự phát triển nghề đánh bắt thủy sản của địa phương.
“Sống trong sợ hãi”
Thời điểm cơn bão số 8 vừa đi qua, từ Trạm Biên phòng Lạch Cờn, Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, Nghệ An, chúng tôi đã thấy từng đoàn tàu lớn, với tiếng máy nổ rền vang tiến sâu vào cửa lạch. Phải chăng họ trở về sau khi thoát khỏi cơn bão trên biển? Mang câu hỏi này “chất vấn” Trung úy Phạm Nhật Phú, Trạm trưởng Trạm BP Lạch Cờn, chúng tôi được anh giải thích: “Đó là tàu của ngư dân địa phương trở về cảng neo đậu sau những ngày đi tránh bão ở nơi khác. Ở đây chưa có âu neo đậu, tàu lớn không thể vào sâu trong dòng sông Hoàng Mai (chảy ra cửa biển Lạch Cờn) vì bị cầu Đền Cờn “chắn ngang” ở vị trí chỉ cách cửa biển khoảng hơn 1km”.
Theo anh Phú, khi có bão, những chủ nhân của 700 tàu, thuyền thuộc 3 xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị lại cuống cuồng tìm cách đối phó. Trong khi các phương tiện nhỏ đánh bắt gần bờ đều cố gắng “chui” qua cầu Đền Cờn để vào sâu sông Hoàng Mai tránh gió thốc từ biển, thì số ngư dân sở hữu hơn 200 phương tiện có công suất lớn, hành nghề lưới chụp ngoài khơi (tàu được trang bị cột gỗ lớn, cao 7 – 9m) thực sự “sống trong sợ hãi”, khi tàu của họ không thể “chui” lọt qua cầu đường bộ dân sinh để trú bão.
Không còn đường nào khác, họ đành chấp nhận neo đậu những con tàu tiền tỉ, cả gia tài của gia đình, dòng họ ở cảng Lạch Hới (cách cửa biển chưa đầy 1km) chuẩn bị các phương án sẵn sàng đối phó với thiên tai. “Nếu bão chỉ giật cấp 7-8, mưa ít thì có thể dùng dây để chằng, kéo cố định tàu. Trong trường hợp gió to, sóng lớn, triều cường lên cao, ngư dân thường bất chấp nguy hiểm xuống tàu nổ máy với vận tốc lớn, hướng mũi tàu đón gió để tránh bị lật. Sau cơn bão, chuyện những con tàu neo đậu sát nhau va đập gây hư hỏng đã trở thành chuyện quá quen thuộc ở đây”, Trung úy Phú cho biết.
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho phương tiện mưu sinh, mỗi khi có bão, nếu không muốn rủi ro xảy ra, ngư dân chỉ còn cách lái tàu của mình đến các địa phương khác có âu tránh bão để neo đậu nhờ. Đặc biệt, sau cơn bão số 3 (tháng 3-2012) làm đứt dây chằng, đánh chìm con tàu tiền tỉ của một ngư dân ở Quỳnh Lập đang neo đậu ở cảng Lạch Hới, thì số lượng tàu địa phương di chuyển đi tránh bão ngày càng nhiều.
“Nếu bị tâm bão đổ bộ trực tiếp, cửa Lạch Cờn trở nên rất nguy hiểm, bởi gió từ biển thổi ngược, nước từ hồ Vực Mẫu (thượng nguồn sông Hoàng Mai) xả lũ chảy như thác thốc xuống, tàu thuyền neo đậu rất dễ đứt dây, lật úp”, ngư dân Nguyễn Văn Mễ, xã Quỳnh Lập vừa điều khiển tàu đi tránh bão về cho biết. Theo ông Mễ, trong cơn bão số 8 vừa qua, có trên 50 phương tiện của ngư dân địa phương phải đi “tránh bão nhờ” ở Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) và Lạch Quèn (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
Mơ ước bao đời của ngư dân
Trên thực tế, việc ngư dân 3 xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, Quỳnh Dị phải mang tàu đi nơi khác tránh bão đã khiến lực lượng chức năng hết sức “đau đầu” trong việc quản lý phương tiện của địa phương khi có bão về. “Chúng tôi sử dụng hệ thống thông tin kêu gọi tàu thuyền của ngư dân địa phương đang hoạt động trên biển vào bờ trú ẩn, thì họ sẽ về thẳng các cảng cá của địa phương bạn nên rất khó xác minh. Một số bộ phận về cảng Lạch Hới trú bão nhưng nếu nhận thấy gió to, họ lại điều khiển tàu “trốn” ra khỏi lạch trước khi bão về để đi “gửi” tàu ở nơi khác. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của ngư dân nếu bão đến sớm hơn dự báo”, Trung úy Phú cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Vương Đại Tưởng, Phó Chủ tịch xã Quỳnh Lập xót xa kể về câu chuyện một ngư dân địa phương bị mất mạng vì việc đi tránh bão. Vào tháng 3-2012, tàu của ngư dân Trần Đình Hội, xã Quỳnh Lập đang hành nghề trên biển thì nhận được tin báo bão. Thay vì điều khiển tàu về cảng Lạch Hới neo đậu thì ông lại chạy lên âu neo đậu tàu thuyền Lạch Quèn (Nghi Lộc, Nghệ An) để neo đậu đảm bảo an toàn cho phương tiện.
Bão vừa tan, để tiết kiệm chi phí ăn ở, ông quyết định lái tàu trở về địa phương. Nhưng trên đường về, tàu ông đã bị sóng đánh chìm làm 2 người chết, 4 người rơi xuống biển, may mắn được cứu hộ kịp thời. Ông Tưởng cho biết thêm, chính quyền địa phương đã kiến nghị lên huyện, lên tỉnh có phương án giúp ngư dân 3 xã đảm bảo an toàn khi có bão nhưng vẫn chưa có kết quả. Theo ông Tưởng, có 2 phương án để giúp ngư dân địa phương mỗi khi bão về: Xây dựng âu neo đậu tàu thuyền hoặc nâng cao cầu Đền Cờn để tàu thuyền lớn có thể vào sâu trong sông Hoàng Mai trú ẩn khi có bão.
Theo BBP
Nơi ở của họ là những “pháo đài” giữa đại dương bao la. Nắng cũng như mưa, ngày cũng như đêm, mùa biển lặng cũng như mùa giông bão, bên cạnh việc phải gồng mình với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu thời tiết, các “pháo đài” vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Đó chính là các nhà giàn DK1 Vùng 2 Hải quân đóng quân trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.
Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc giữa trùng khơi.
Pháo đài thép giữa ngàn trùng khơi
Qua hơn hai ngày đêm lênh đênh trên biển, tàu HQ-936, thuộc Vùng 4 Hải quân đưa chúng tôi đến các nhà giàn DK1 nằm giữa biển khơi. Từ xa, những “pháo đài” thép sừng sững hiên ngang giữa ngàn trùng sóng gió cứ hiện dần ra trước mắt chúng tôi. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên sân thượng. Tôi thấy rõ những cánh tay giơ cao vẫy chào đón, thậm chí có người cởi áo quay vòng tròn trên đầu như muốn báo hiệu “chúng tôi đã nhìn thấy tàu rồi” và đồng thanh hô to: “Chào đất liền”, “Chào đất liền”.
Tàu HQ-936 kéo 3 hồi còi rồi thả neo xuống biển. Điểm chúng tôi đến đầu tiên là Ba Kè c- nhà giàn xa nhất so với đất liền, đóng trên bãi san hô ngầm trong vòng xoáy của dòng thủy triều, đây cũng là nhà giàn thường xuyên hứng chịu bão tố và lốc xoáy hàng năm khi mùa mưa bão đến. Cơn giông cuối chiều khiến cho bầu trời đang trong xanh bỗng trở nên đen kịt. Sóng gió bắt đầu mạnh dần, giọng Thuyền trưởng vang lên từ phía ca-bin “Toàn tàu hạ xuồng, toàn tàu hạ xuồng”. Sau đo, chúng tôi lần lượt lên nhà giàn trong tiếng gào thét của sóng biển.
Khách và chủ hoan hỷ bắt tay nhau, cùng những lời thăm hỏi, động viên. Chúng tôi đem quà của đất liền gửi tặng các chiến sĩ. Ai cũng mừng rỡ vui cười và xúc động. Được chứng kiến không khí ấm áp, thân tình giữa người ở đất liền với người ở biển xa khiến chúng tôi không khỏi xao xuyến, bùi ngùi. Thiếu tá Lê Xuân Nam, Chỉ huy trưởng dẫn chúng tôi đi thăm một lượt khu nhà giàn và giới thiệu: “Pháo đài của chúng tôi đặt nơi cao nhất.
Từ đây có thể quan sát được 4 phương 8 hướng. Tất cả các mục tiêu lạ được đăng ký cẩn thận, xử lý báo cáo kịp thời về Sở chỉ huy đất liền. Chúng tôi trực 24/24 giờ. Ngày thường cũng như ngày lễ, nắng cũng như mưa, ngày cũng như đêm, mùa biển lặng cũng như mùa giông bão, trận địa luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nếu Bộ đội Phòng không, Không quân canh giữ bầu trời chủ yếu ở đất liền, thì chúng tôi bảo vệ bầu trời chủ yếu ở biển, đảo”.
Những người lính làm nhiệm vụ ở các nhà giàn, việc huấn luyện khác rất nhiều so với đất liền. Cách bố trí “pháo” cũng khác. Do hạn chế vật che khuất che đỡ nên phải lợi dụng lan can, cầu thang hay cọc bích để đặt pháo. Bia ngắm bắn cũng đặc thù. Nếu trong đất liền ngắm bắn có mục tiêu (mô hình bay) thì ở đây, mô hình ấy là diều. Gió nhẹ, biển lặng, anh em thả diều, hoặc mô hình bay và coi đó là mục tiêu.
Trong nhiều năm qua, vùng biển, trời thềm lục địa luôn giữ được yên bình là nhờ đến những “pháo đài” luôn sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác. “Mỗi nhà giàn không chỉ là cột mốc chủ quyền, mà còn là pháo đài canh trời giữ biển. Bất luận trong điều kiện thời tiết nào, chúng tôi cũng luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quan sát, phát hiện mục tiêu từ xa và xử lý đúng phương châm và đối sách trên biển”, chiến sĩ pháo thủ Trần Văn Tuấn nói.
Giữa biển trời vẫn sống yêu đời
Rời nhà giàn Ba Kè C, tàu HQ-936 tiếp tục đưa chúng tôi đến Nhà giàn cụm Tư Chính, sau gần một ngày không nghỉ. Sóng to, gió lớn, kế hoạch lên nhà giàn bằng xuồng phải thay đổi lại. Tất cả hàng, quà gửi từ đất liền đều được chuyển bằng “phương thức kéo dây”. Quà, hàng khô được bọc trong bao ni-lon chống ướt cột chặt vào dây, thả xuống biển để các chiến sĩ nhà giàn kéo lên. Các chiến sĩ thay phiên nhau làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không kém phần nguy hiểm. Tất cả chúng tôi ra lan can tàu nhìn lên nhà giàn. Một sự xúc động dâng tràn, bởi tàu và nhà giàn chỉ cách nhau chừng 30 mét nhưng không bắt được tay nhau, chỉ biết gửi nỗi niềm tâm sự vào sóng gió.
Chính trị viên tàu HQ-936 Nguyễn Văn Bình nói với lên Nhà giàn Tư Chính 4 qua hệ thống máy thông tin I-com sóng cực ngắn: “Do điều kiện sóng to gió lớn, tàu không thả xuồng được, xin gửi tặng các đồng chí quà của đất liền. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, luôn vững vàng tay súng canh giữ biển trời bình yên, nhân dân cả nước luôn bên cạnh các đồng chí”.
Từ máy thông tin, chúng tôi nghe rõ giọng nói của Thiếu tá, Chính trị viên Vũ Duy Lương “Cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn Tư Chính 4 xin cảm ơn tình cảm của đất liền. Chúng tôi sẽ đoàn kết một lòng, nêu cao cảnh giác, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển của Tổ quốc”. Thiếu tá Lương không quên dặn dò “nhờ các anh chuyển hộ những lá thư của những người lính đảo đến gia đình, vì vợ con và người thân của chúng tôi ở đất liền đang trông đợi”.
Nói về cụm Nhà giàn Tư Chính, Thiếu tá Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Chỉ huy trưởng Nhà giàn Tư chính 5 cho biết: “Trên dải san hô ngầm này, có 3 nhà giàn là Tư Chính 3, Tư Chính 4, Tư Chính 5 được xây dựng trong các năm 1990 và 1994, đó là tên dân sự, còn tên quân sự là DK1/11, DK1/ 12, DK1/14. Mỗi nhà giàn là một pháo đài thép canh biển. Bất luận trong điều kiện thời tiết nào, công tác cảnh giác sẵn sàng chiến đấu luôn đặt lên hàng đầu. Bên cạnh bảo vệ vùng biển, thì canh gác bảo vệ bầu trời là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không thể tách rời nhau”.
Tàu HQ-936 hú một hồi còi dài rồi lượn ba vòng quanh Nhà giàn Tư Chính 4 như muốn gửi gắm niềm tin và thay lời tạm biệt. Chúng tôi trở về đất liền mang theo biết bao tình cảm, lời dặn dò, thư từ cùng những món quà “cá kìm khô” về gia đình các anh. Trên Nhà giàn Tư Chính 4, chúng tôi vẫn còn nhìn thấy rất rõ những cánh tay của cán bộ, chiến sĩ đang vẫy chào tạm biệt. Trên sân thượng nhà giàn, trận địa pháo phòng không vẫn vươn cao sẵn sàng chiến đấu.
Nhiều người trong đoàn chúng tôi không kìm được xúc động, giấu vội giọt nước mắt dâng tràn. Lẫn trong tiếng sóng, tiếng gió cuối chiều, lời bài hát “Mùa xuân DK1” của nhạc sĩ Thập Nhất được các chiến sĩ Nhà giàn Tư Chính 4 hát vang vọng qua máy bộ đàm: “Sóng gió, mặc sóng gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó. Chông chênh, mặc chông chênh, lính nhà giàn chẳng sợ bão giông. Giữa biển trời vẫn xanh ngời, giữa biển trời vẫn sống yêu đời, lính nhà giàn là thế đó”.
Theo BBP
Trang 1/3