Món sushi được xem là món ăn truyền thống của người Nhật. Vì nguồn tài nguyên quý giá nhất của họ là biển và cá là tinh tuý của biển. Cá sống giàu chất đạm nhưng lại ít chất béo. Ăn cá sống phải ăn kèm với nhiều thứ khác để đỡ ngấy và nhợn miệng. Nếu không ăn được mù tạc (wasabi) thì ít nhất cũng nên chấm cá sống hay sushi tương trộn tiêu cho dễ nuốt. Không chỉ là món ăn, sushi còn đại diện cho nền văn hóa Nhật, giống như phở hay giò của Việt Nam vậy.
ảnh minh họa
Nguồn gốc sushi
Sushi là món ăn khá đặc biệt của người Nhật, bắt nguồn từ một phương pháp muối cá của Trung Hoa cổ. Cá được bọc cơm và muối rồi để lên men trong thời gian từ 2 tháng đến 1 năm để sự lên men tự nhiên của gạo giúp bảo quản cá. Loại sushi này được gọi là Narezushi, và được mang ra khỏi kho sau vài tháng lên men và sau đó chỉ có cá được dùng còn gạo thì bỏ đi.
Phương pháp này được truyền vào Nhật Bản cùng với việc trồng lúa nước trong thời kỳ Yayoi (năm 300 trước CN đến năm 300 sau CN). Các cách thức để lên men khác nhau đã giảm bót thời gian chờ, đồng thời sử dụng thêm dấm làm gia vị, lúc bấy giờ, người ta ăn cơm chung với cá muối chứ không bỏ cơm như trước nữa.
Món ăn này được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, và vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, thời Heian, nó được đưa vào Nhật Bản. Vì người Nhật thích ăn cơm với cá hơn, món sushi, được gọi là Seiseizushi, trở nên phổ biến vào cuối thời Muromachi. Loại sushi này được dùng trong khi cá vẫn còn sống vào gạo vẫn chưa mất hương vị của nó. Ở cách này, sushi biến thành một phương pháp nấu nướng hơn là bảo quản thực phẩm.
Vào thời kỳ Edo, người Nhật bắt đầu làm Hayazyshi, là món ăn được sáng tạo như một cách để ăn cá chung với cớm; đây là món ăn độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản. Thay vì dùng để lên men, gạo được trộn với giấm và không chỉ dùng với cá mà còn với nhiều loại rau và các thực phẩm khác. Vào đầu thế kỷ 19, ở Edo, bắt đầu xuất hiện món Nigirizushi. Đơn giản là cơm cuộn tảo biển, đơn giản nhưng ngon miệng. Đây là thứ phổ biến nhất mọi người thường ăn. Một chút cơm, một lát cá, mực, bạch tuộc hay tôm… phủ lên trên. Thời đó sushi được gọi là món fastfood thời thượng, chả kém gì burger và gà rán ngày nay cả.
Hiện nay người ta không còn ăn cá muối mà thưởng thức trực tiếp hải sản tươi sống cùng với cơm trộn dấm. Ngày càng nghiên cứu về sức khỏe, về món ăn, về hàm lượng dinh dưỡng về giảm cân cho các bà các cô và về tuổi thọ… thì sushi lại càng trở thành món ăn ngon và thời thượng hơn bao giờ hết.
Các loại sushi
Có rất nhiều loại sushi, phân theo hình thức làm thì có thể kể đến 6 loại chính:
Nigiri sushi
Cơm nắm ở dưới và một miếng thịt, tôm, cá, trứng, mực hay tako sẽ được đặt lên trên. Phổ biến nhất. Loại sushi này còn chia thành:
– Gunkanmaki cũng gồm một lớp cơm ở bên dưới, và thịt, cá hay trứng phủ trên mặt nhưng xung quanh còn được bọc một lớp rong biển.
– Temarisushi về cơ bản cũng giống như Nigirisushi nhưng có hơi khác về hình dạng. Temarisushi không nắm dẹp bằng 2 ngón tay mà nắm cho nó hơi tròn tròn. Khi ăn cho gọn cả miếng vào miệng mà không cần phải lo ngay ngáy vì miếng sushi hơi… dài.
Makizushi (sushi cơm cuộn)
Cái tên Makizushi bắt nguồn từ chính cách làm ra loại sushi này. Người ta dùng một cái mành bằng tre để cuốn sushi mà trong tiếng Nhật, tre nghĩa là makisu cho nên cái tên Maki sushi ra đời từ đó. Thông thường, Makizushi có một lớp rong biển bọc bên ngoài và có loại được cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Makizushi gồm có:
– Futomaki: Một khoanh Futomaki phải có đường kính từ 3-4cm với 2 hay 3 loại thức ăn khác nhau được cuộn trong cơm, bên ngoài có một lớp rong biển. Các loại thực phẩm được gói trong miếng rong biển không chỉ phải khác nhau mà màu sắc cũng phải đối lập nhằm tạo vị giác cho người ăn.
– Hosomaki: Điểm đặc trưng của loại sushi này là lớp rong biển được cuốn bên ngoài. Người ta còn chia Hosomaki thành Kappamaki, nghĩa là Hosomaki với dưa leo được quấn bên trong lớp cơm và rong biển: Tekkamaki đi với cá ngừ; Negitoromaki bao gồm cá ngừ và hành; và Tsunamayonmaki gồm cá ngừ và sốt mayonnaise.
– Temaki: có dạng hình nón, với lớp rong biển bên ngoài, cơm được cuộn nằm ở phần chóp nón trong khi các loại thức ăn khác nằm ở trên mặt.
– Uramaki: Điểm đặc biệt của Uramaki là lớp rong biển được cuộn bên trong.
Oshi sushi
Oshi sushi có dạng khối, nó được tạo hình từ một công cụ giống cái hộp gỗ được gọi là Oshizushihako. Trước tiên, để những thức ăn như thịt, cá, trứng… vào Oshizuhihako, sau đó thêm cơm vào rồi đậy nắp lại, ấn thật chặt tay.
Inarizushi
Inarizushi gồm một lớp đậu phụ chiên bọc bên ngoài và cơm cuốn bên trong. Tuy nhiên, ngày nay, người ta còn cho thêm các loại thực phẩm khác nhau lên trên bề mặt Inarizushi cho ngon miệng.
Chirashizushi
Chirashizushi chính xác là một cái tô bới đầy cơm và các loại thịt cá, rong biển… được chất đầy trên mặt. Ở Nhật, thông thường người ta hay dùng Chirashizushi vào lễ hội búp bê, diễn ra trong khoảng tháng 3. Nó vẫn là sushi chứ không phải là một loại Bento tả bí lù (cơm hộp) như nhiều người vẫn nghĩ. Có 2 loại:
– Edomae chirabizushi là Chirabizushi với các món đã được nấu chín hoặc trộn lẫn giữa thực phẩm đã được nấu lẫn chưa được phủ lên bề mặt.
– Gomokuzushi lại là một tô được nấu chín hoặc trộn lẫn giữa thực phẩm đã được nấu lẫn chưa được nấu phủ lên trên bề mặt.
Narezushi
Một trong những hình thức sơ khai của sushi vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Cơm cho vào bụng cá muối chờ lên men.
Ăn sushi đúng cách cũng góp phần làm cho món ăn thêm ngon miệng. Sushi là phải ăn ngay thì thịt cá mới tươi ngon, chính vì vậy nhiều người không thích Kaitensushi (sushi trên băng chuyền, thích món nào lấy đó xuống ăn) vì thời gian sushi chạy trên băng chuyền sẽ làm cá mất tươi và rong biển bị dai. Wasabi cay nồng dùng với xì dầu vừa phải sẽ làm tăng hương vị của món ăn. Còn những lát gừng đỏ đi kèm không phải để tăng thêm vị cho món sushi đâu. Nó có công dụng giúp bạn “rửa sạch vị giác” giữa quãng nghỉ khi ăn nhiều loại sushi một lúc, công dụng tương tự như mùi café rang sẽ giúp bạn rửa sạch khướu giác khi băn khoăn thử rất nhiều để chọn được mùi nước hoa yêu thích mà không bị lẫn vị vậy.
PV sưu tầm
Nguyên liệu
Nửa hộp cá ngừ; 200g khoai tây; muối (thay đổi theo độ mặn của cá hộp và khẩu vị); 3 thìa súp dầu ô liu; 4, 5 quả cà chua bi; 3 thìa súp phô mai.
Cách làm
– Cá ngừ dằm nhỏ.
– Khoai tây gọt vỏ, bào sợi nhuyễn.
– Cà chua bi rửa sạch, thái thành những lát tròn mỏng.
– Trộn cá ngừ với khoai tây và muối cho đều. Nặn thành bánh tròn dẹt.
Bắc chảo, làm nóng dầu ô liu, cho bánh vào chảo rán. Để lửa nhỏ vừa cho bánh chín, đảm bảo bánh mềm. Rán đến khi hai mặt bánh hơi vàng thì gắp ra.
Xếp lát cà chua bi lên trên mỗi chiếc bánh, sau đó rắc vài sợi phô mai lên trên rồi xếp bánh vào khay nướng.
Bật chế độ thanh nướng trên của lò nướng, cho khay bánh vào nướng vài phút đến khi phô mai vừa chảy ra là được.
PV.
(Ảnh minh họa)
Nguyên liệu:
– 2 khoanh cá basa
– 1 trái xoài
– Gia vị: ½ thìa súp nước mắm, ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê dọc hành băm.
(Ảnh minh họa)
Cách làm:
– Xoài gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi nhỏ.
– Cá rửa sạch, ướp với gia vị để càng lâu càng tốt cho thấm.
– Bắc cá lên bếp kho nhỏ lửa, thấy nước cạn thì thêm vào khoảng nửa chén nước nóng, đến khi sền sệt thì cho xoài vào đun khoảng 3 phút tắt bếp, rắc tiêu hành, dùng nóng.
(Ảnh minh họa)
PV.
(Ảnh minh họa)
Thành phần dinh dưỡng
Do có hình dạng giống cái tai, bào ngư còn được gọi là hải nhĩ. Tuy có lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần. Theo y lý Trung Quốc, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua. Vì vậy, Đông y thường dùng vỏ bào ngư để làm thuốc, được gọi là thạch quyết minh, có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt…
Nguyên liệu
– Bào ngư
– Hành tỏi băm
– Rượu trắng
– Muối tiêu, hạt nêm
– Dầu ăn
– Ớt chuông.
Thực hiện
Bào ngư lấy phần thịt, ướp hành tỏi băm, rượu trắng, muối tiêu, hạt nêm, để 10 phút cho thấm rồi áp chảo nhanh tay với dầu ăn. Thêm hạt nêm cho vừa ăn.
Trộn cơm với kim chi thái nhỏ, tương đen, chút hạt nêm. Đậu nành tách lấy hạt, chần qua nước sôi, ướp chút muối tiêu. Ớt chuông bỏ ruột, rồi cho cơm trộn vào trong quả ớt, xếp bào ngư xen kẽ, thả đậu nành lên trên, hấp nóng trong vài phút. Trang trí với rau mùi. Dùng kèm nước tương.
PV.
Mỗi bữa, món mặn như thịt cá nhà mình nấu không nhiều và cũng nấu chỉ đủ ăn cho 1 bữa, đến bữa sau lại nấu món khác cho tươi ngon. Nói là tươi thì cũng không hẳn là “tươi”, như miếng cá này chẳng hạn, đó là miếng cá mình để đông lạnh trong tủ đá từ khá lâu rồi, bữa nay nấu thì mới đem ra xả đông và nấu.
Tuy nhiên vì nấu và ăn ngay trong bữa nên cảm thấy được vị ngon của thức ăn. Miếng cá ngừ này là từ con cá ngừ loại nhỏ khoảng hơn 2kg / con thôi nên là khác hẳn loại cá ngừ to (loại dùng làm sashimi ấy), kết cấu thịt khác, màu sắc thịt cũng khác, ko phải loại thịt màu đỏ ngon lành của loại cá ngừ sashimi – loại cá ngừ này quá đắt để mình có thể dám mua về nấu
Món cá ngừ áp chảo này làm rất nhanh, cá thơm mùi vừng và đậm vị xì dầu và dầu vừng. Nếu có cá ngừ sashimi thì nên nấu nhanh để miếng cá còn hồng bên trong, chỉ vừa chín đều 1 lớp cá mỏng bên ngoài, ăn sẽ ngon hơn. Còn như miếng cá ngừ của mình, không tươi, cấp thấp, thì mình phải nấu chín hết. Tuy nhiên ko nấu kĩ quá miếng cá sẽ bị khô và rời rạc, ăn mất ngon.
Nguyên liệu
– 2 tbs xì dầu
– 1/2 tbs mirin
– 1/2 tbs mật ong
– 1 tsp dầu vừng
– 1 tsp dấm gạo
– 100g fillet cá ngừ
– 2 tbs vừng trắng
– 1/2 tbs dầu ô liu
Cách làm
– Hòa xì dầu, mirin, mật ong, dầu vừng vào chung 1 bát, quấy đều. Chia đôi hỗn hợp này ra 2 bát, cho dấm vào 1 bát và để riêng bát này làm nước chấm.
– Đổ hạt vừng ra đĩa. Nhúng miếng cá fillet vào bát hỗn hợp xì dầu không có dấm rồi đặt vào đĩa vừng, lật qua lại hai mặt cá để vừng bám đều lên miếng cá.
– Làm nóng dầu ăn trên chảo không dính, để nhiệt cao, đợi dầu thật nóng thì cho cá vào, rán nhanh hai mặt khoảng 1 phút để cá vừa chín tới là được. (vì nhiệt cao nên cá chín rất nhanh, nhất là với miếng fillet cá mỏng, chảo nóng cũng làm cho lớp vừng bên ngoài mau cháy nên cần chú ý thao tác nhanh).
Trang 1/3